Số ký hiệu: 2001/CATTT- QHPT V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền“Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 " |
Số ký hiệu: 3938/BTTTT-CĐSQG V/v phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 |
Số ký hiệu: 2992/KH-UBND Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Số ký hiệu: 62/KH-UBND Kế hoạch cao điểm cài đặt ứng dụng Điện Biên Smart và sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên năm 2024 |
Phiên họp đã thông qua báo cáo thực trạng phát triển kinh tế số và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của 63 tỉnh, thành; giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại các địa phương để thúc đẩy kinh tế số. Mục tiêu Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu đó ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá.
Phiên họp đã thảo luận các giải pháp về: Không gian phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực được coi là mũi nhọn của kinh tế Việt Nam (công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; logistics; dệt may). Mỗi vùng kinh tế trọng điểm hình thành ít nhất một trung tâm dữ liệu lớn vùng và một trung tâm chuyển đổi số vùng, tập trung các doanh nghiệp số; phát triển, thí điểm các giải pháp số, sản phẩm số. Thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại các địa phương (đặc biệt là với các tỉnh: Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định…) bằng các biện pháp chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi thuê bao sử dụng công nghệ cũ 2G/3G sang smartphone. Một số ý kiến đưa ra các giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, cảng biển, kinh doanh vận tải, dệt may…
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Kinh tế số là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng bền vững, Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú hích thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam nói chung, thúc đẩy phát triển nền tảng số và chuyển đổi số doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực trong 6 tháng cuối năm 2023 nói riêng. Thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng với bộ chủ quản ngành, lĩnh vực xác định vai trò, vị trí pháp lý của các nền tảng số, giám sát góp phần đảm bảo kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.
Tại phiên họp, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký kết thoả thuận hợp tác về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.