• Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
  • Chuyển đổi số là xu thế tất yếu cho phát triển nhanh, bền vững
  • Thời gian đăng: 13/10/2024 11:28:07 AM - Lượt xem: 445
  • ĐBP - Sáng 12/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức Chương trình chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự tại điểm cầu Trung ương. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu tỉnh Điện Biên.
  • Đại biểu dự chương trình tại điểm cầu tỉnh Điện Biên.

     

    Trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác chuyển đổi số cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên cả 3 trục: Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Đến nay, cả nước đã có 87,08% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử; 10,126 triệu chữ ký số được cấp, tăng 1,5 triệu chữ ký so với năm 2023. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Intenet cáp quang băng rộng đạt 82,2% (hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đạt 80%) tăng 2,6% so với năm 2023. 87% dân số sử dụng điện thoại thông minh; hiện Việt Nam đang triển khai tắt sóng 2G, giúp người dân dịch chuyển sang các dịch vụ băng rộng 4G, 5G với chất lượng cao hơn.

    Trong công tác cải cách hành chính, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43,8%, gấp khoảng 2,5 lần so với cuối năm 2023. Doanh thu từ công nghiệp công nghệ số trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 118 tỷ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu từ phần mềm và dịch vụ công nghiệp số đạt 6,64 tỷ USD, tăng 9,86%. Lĩnh vực thương mại điện tử thu về 79,12 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hóa với tổng số 768,44 triệu sản phẩm được bán ra.

    Đại biểu tham gia chương trình đã thảo luận về số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng nền tảng số tích hợp trong quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng suất và lợi thế cạnh tranh; phát huy vai trò của cấp ủy chi bộ, các tổ công nghệ số cộng đồng trong tuyên truyền về chuyển đổi số… Một số ý kiến kiến nghị cần xây dựng chính sách cụ thể ở quy mô quốc gia để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang công nghiệp thông minh. Chủ động kiến tạo các hệ sinh thái cho các doanh nghiệp số và giải pháp số, gắn liền với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, trong đó có công tác đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ để người Việt làm chủ công nghệ Việt…

    Với chủ đề: “Chuyển đổi số quốc gia lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, nhiều nội dung, giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số đã được đặt ra. Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã trả lời, làm rõ về: Nhiệm vụ, giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng thôn bản vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia; các vùng “lõm” sóng di động, mạng internet; các giải pháp đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục dịch vụ công trực tuyến; giải pháp khắc phục tình trạng lừa đảo trên không gian mạng;…

    Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu cho phát triển nhanh, phát triển bền vững; góp phần xóa bỏ cơ chế xin cho, xóa bỏ môi trường tham nhũng vặt; cơ cấu môi trường theo hướng xanh, hướng số. Đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhằm xây dựng đất nước hùng cường, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng đánh giá cao, ghi nhận những thành tựu, hiệu quả của mô hình tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương. Để công tác chuyển đổi số trong 3 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo đạt kết quả cao như kỳ vọng, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau: Thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế số, xã hội số, hạ tầng số vừa phát triển công nghiệp thông minh vươn tầm thế giới; kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chuyển đổi số. Các bộ, ngành, địa phương cần có chiến lượng trọng tâm, triển khai thần tốc, bứt phá hiệu quả hơn trong chuyển đổi số, nhưng phải thực chất và hiệu quả. Chú trọng chuyển đổi số trong 3 lĩnh vực: Công nghiệp số, nông nghiệp số, dịch vụ số… gắn việc xây dựng nông thôn mới với chuyển đổi số hình thành các vùng quê đáng sống. Xây dựng, hình thành hệ sinh thái số, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tập trung xây dựng thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số, từ đó bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong tiến trình chuyển đổi số thế giới.

  • Nguồn tin: baodienbienphu.com.vn
  • © 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Tổng truy cập:
    Thiết kế bởi: - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Chứng nhận tín nhiệm mạng