• Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
  • Công điện của Chủ tịch UBND Điện Biên về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh
  • Thời gian đăng: 11/09/2024 10:26:37 AM - Lượt xem: 659
  • Ngày 06/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Công điện số 3973/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
  • Theo đó, để chủ động ứng phó với bão, lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh và các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh  tập trung thực hiện các nội dung:
    1. Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị quản lý hổ chứa theo chức năng, nhiệm vụ đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, diễn biến tình hình mưa, bão, lũ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó bão, lũ với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để đàm bảo an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo có liên quan của UBND tỉnh.
    2. Đề nghị đồng chí Bí thư và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tại các cấp trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, dân đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung:
    - Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân); chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
    - Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết: kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu dễ sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
    - Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả do bao, lũ nếu xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
    - Triển khai biện pháp bao đảm an toàn hồ đập, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.
    - Xem xét trách nhiệm người dùng đầu các từ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trọng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống báo, lũ, xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão, lũ.
    Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tái sản
    3. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, lũ, dự báo thông tin kịp thời cho các quan chức năng và ngư dân mất để chủ động chỉ đạo, triển khai triển khai công tác ứng phó.
    4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đối với người và phương tiện tại khu khai thác khoáng sản, các mỏ và điểm mỏ, có phương án đảm bảo an toàn cho các hồ chứa bùn thải để giảm nguy cơ rủi ro như tràn, vỡ đập chứa bùn thải khi có mưa lớn do ảnh hưởng của bão
    5. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ; chủ động, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
    6. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các địa phương chỉ đạo vận hành an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa nước lớn trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà, sông Mã, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp: khôi phục nhanh hệ thống điện bị sự cố, đảm bảo cấp điện, cấp nước an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
    7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn
    8. Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xử lý các vấn để thuộc thẩm quyền liên quan đến về sinh môi trường, an toàn thực phẩm... do bão, mưa, lũ gây ra.
    9. Các đơn vị quan lý hồ chứa thủy lợi Thủy điện và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động kiến tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình; cảnh báo sớm, kịp thời cho người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống đối với các hồ chứa xung yếu.
    10. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tài theo quy định.
    11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến bão, lũ để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.
    12. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo nhiệm vụ được giao, báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
    13. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp tình hình mưa, lũ và những thiệt hại (nếu có), báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh qua số điện thoại 3.825.351; email: vanphongpclbdienbien@gmail.com.
    Công điện của Chủ tịch UBND Điện Biên về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Xem Chi Tiết Tại đây
  • Nguồn tin: stttt.dienbien.gov.vn
  • © 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Tổng truy cập:
    Thiết kế bởi: - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Chứng nhận tín nhiệm mạng