• Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
  • Người dân vẫn khó thực hiện các giao dịch điện tử
  • Thời gian đăng: 20/10/2023 09:45:14 AM - Lượt xem: 1832
  • CDS - Những năm gần đây, các giao dịch điện tử, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Nếu như năm 2021, tỷ lệ dân số toàn tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử mới đạt hơn 18% thì đến đầu năm 2023 tăng lên trên 35%. Tuy nhiên, đối với một số khu vực và một bộ phận người dân, để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và chuyển sang thực hiện các giao dịch diện tử vẫn còn nhiều trở ngại.
  • Anh Vừ A Hồng trú tại bản Xá Nhù, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên đã biết đến và cài đặt nhiều ứng dụng của ngân hàng thương mại để thanh toán không dùng tiền mặt ở chiếc điện thoại thông minh của mình. Tuy nhiên, hàng ngày anh Hồng không dùng đến những ứng dụng này và vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt khi giao dịch, mua bán.

    “Tôi biết đến thanh toán không dùng tiền mặt nhưng thường không dùng đến nên không thành thạo. Tôi đi mua hàng hóa ở chợ thì dùng tiền mặt còn tiền điện hàng tháng có cán bộ điện lực lên thu nên chúng tôi đóng tại nhà và cũng dùng tiền mặt thôi.” - anh Hồng, chia sẻ.

    1
    Việc thực hiện các giao dịch điện tử ngày càng phổ biến song vẫn còn không ít người dân vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt.

    Việc thực hiện các giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi, an toàn và hiệu quả, bên cạnh đó, các sở cơ kinh doanh dịch vụ, người bán hàng, nhân viên thu ngân cũng có nhiều giải pháp khuyến khích khách hàng sử dụng như: Đăng ký nhiều mã QR code của nhiều ngân hàng; giảm giá sản phẩm khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt... Thế nhưng thực tế nhiều người dân, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thay đổi được thói quen sử dụng tiền mặt.

    Theo anh Phạm Văn Đến, huyện Điện Biên: “Quét mã QR rất thuận tiện mang đến cho người dân sự chính xác và không gây phiền hà trong các giao dịch. Do hạn chế về mạng internet, bà con vùng sâu vùng xa vẫn còn chưa có điều kiện mua điện thoại thông minh cũng như mạng internet chưa phủ song khắp nơi nên cũng hạn chế về sử dụng mã QR; cũng như tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế nên cũng gây ra hạn chế cho bà con trong sử dụng mã QR.”

    Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng trả lương qua tài khoản; phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các tổ chức liên quan đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua POS; thực hiện các dịch vụ thanh toán hóa đơn, viễn thông, viện phí,… qua dịch vụ thanh toán e-banking, smartbanking, ipay, ví điện tử...

    1
    Người cao tuổi là đối tượng khó có thể tiếp cận được với những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Tuy nhiên, việc mở tài khoản và thực hiện các giao dịch điện từ còn khó khăn do toàn tỉnh hiện có khoảng 11.000 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia; nhiều thôn, bản chưa được phủ sóng điện thoại, sóng di động 3G-4G; 30% người dân không có điện thoại thông minh… Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng là đối tượng khó có thể tiếp cận được với những dịch vụ này.

    “Các ông các bà có tuổi rồi, giờ lĩnh lương qua tài khoản là không biết sử dụng nên chỉ muốn đến tháng là lĩnh lương bằng tiền mặt.” - bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ hưu trí tại TDP 20, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ, nói.

    Mục tiêu tỉnh đề ra đến năm 2025 có 50% thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử và có trên 45% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Ðể khắc phục những khó khăn và đạt được mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, tỉnh vẫn cần một lộ trình rất dài với các giải pháp đồng bộ cả về nhận thức, thói quen tiêu dùng của người dân và cả về hạ tầng công nghệ./.

     

     

     

  • Tác giả: Phương Dung - Chí Công
  • Nguồn tin: DIENBIENTV.VN
  • © 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Tổng truy cập:
    Thiết kế bởi: - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Chứng nhận tín nhiệm mạng