• Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
  • Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024
  • Thời gian đăng: 30/07/2024 04:37:41 PM - Lượt xem: 1017
  • Sáng ngày 29/7/2024, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 66 điểm cầu.
  • Dự hội nghị có các Thứ trưởng Bộ TT&TT, lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Bộ, đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội, các Nhà xuất bản trong lĩnh vực TT&TT, lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của 63 Sở TT&TT, đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, đại diện lãnh đạo và chuyên viên theo dõi ngành TT&TT của các Ban, Bộ, ngành.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 1.

    Hội nghị đã dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Hội nghị đã dành một phút mặc niệm để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn trước những công lao to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.

    Các đại biểu dự Hội nghị đã cùng xem bộ phim ngắn về quá trình chuyển đổi số của ngành TT&TT, các mô hình chuyển đổi số và những kết quả nổi bật mà chuyển đổi số đem lại cho đất nước, tạo dấu ấn đột phá quan trọng của ngành TT&TT.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 2.

    Toàn cảnh Hội nghị

    Trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành ước đạt 2.067.389 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023 và ước đạt 50% kế hoạch năm 2024. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 59.847 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 61% kế hoạch năm 2024. Đóng góp vào GDP của ngành TT&TT ước đạt 476.933 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 49% kế hoạch năm 2024. Tổng số lao động toàn ngành tính đến tháng 6/2024 ước khoảng 1.530.528 lao động, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ một số quan điểm, định hướng về chuyển đổi số, quản trị số, hạ tầng số, về vai trò quyết định của người đứng đầu đối với sự thành công của chuyển đổi số…

    Giảm 10 lần công tác báo cáo cho cấp dưới

    Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm tải báo cáo của cấp dưới báo cáo lên cấp trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, hiện nay mỗi năm các Sở TT&TT phải gửi về Bộ gần 8000 báo cáo các loại. Bộ đã xây dựng, đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu, trong đó các Sở chỉ cần điền vào mẫu báo cáo các số liệu mỗi tháng một lần. Bộ và các đơn vị thuộc Bộ muốn báo cáo lên cấp trên sẽ lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này. Đây là một cải cách quan trọng, giảm 10 lần công tác báo cáo cho cấp dưới, đồng thời có được dữ liệu chính xác phục vụ công tác quản lý nhà nước. Sắp tới Bộ sẽ áp dụng phương pháp này cho các đối tượng quản lý của Bộ như các doanh nghiệp, cơ quan báo chí và sau đó sẽ làm phổ cập ra toàn quốc.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 3.

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ

    Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối online, báo cáo online, Bộ trưởng chỉ rõ, Bộ TT&TT đã triển khai báo cáo trực tuyến, kết nối thẳng vào hệ thống CNTT của các Bộ, ngành và địa phương để lấy số liệu về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Trước đây, các tỉnh báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT toàn trình là trên 30%, nhưng khi đo trực tuyến thì chỉ đạt 17%. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng quản trị số để có số liệu tức thời, chính xác.

    AI không thay thế con người mà hỗ trợ con người làm việc hiệu quả hơn

    Về vai trò của trợ lý ảo, của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ con người làm việc hiệu quả hơn, Bộ trưởng cho biết, quan điểm của Bộ TT&TT là AI không thay thế, không vượt quá kiểm soát của con người mà là trợ lý, giúp giải phóng con người khỏi một số việc cũ để tập trung vào những việc mới trong nghề nghiệp, mở rộng nội hàm nghề nghiệp, nâng cái nghề của mình lên một tầm cao hơn.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 4.

    Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 2 tập thể thuộc Bộ đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2023 của Bộ TT&TT gồm: Vụ Pháp chế và Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

    Các công ty công nghệ sẽ cung cấp hạ tầng lưu trữ và công cụ huấn luyện trợ lý ảo, cá nhân và tổ chức đưa hệ tri thức của mình vào, tập huấn AI và sử dụng. Trong quá trình sử dụng thì xuất hiện tri thức mới và sẽ được cập nhật vào trợ lý ảo. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn khác ChatGPT. Đối với ChatGPT thì công ty công nghệ làm dữ liệu, còn cách tiếp cận của Việt Nam là công ty công nghệ làm công cụ (tools) để giúp khách hàng làm dữ liệu của mình. Với cách này có thể làm trợ lý ảo đến mức từng cá nhân.

    Theo Bộ trưởng, việc quan trọng nhất, quyết định nhất của chuyển đổi số, đó là, mọi hoạt động của mọi nhân viên, từ cấp thấp nhất trong một hệ thống, một tổ chức phải được ghi nhận trên môi trường số, nếu không có phần mềm thì phải cập nhật hàng ngày công việc của mình lên môi trường số. Điều này có thể dễ dàng thực hiện được bằng cách hành chính hoá, thể chế hoá, và luật hoá. Sau khi hoàn thành việc này, chuyển đổi số gần như đã xong, đặc biệt là đối với các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Công việc còn lại là sử dụng AI để phân tích, đánh giá và đề xuất. Đây là điểm mấu chốt để chuyển đổi số các tổ chức hiệu quả.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 5.

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng Cờ thi đua của Bộ cho 11 tập thể có thành tích xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ TT&TT năm 2023

    Làm thí điểm thành công rồi mới phổ cập

    Bộ trưởng nhấn mạnh, trong chuyển đổi số, làm thí điểm thành công rồi mới phổ cập. Làm thí điểm thì người đứng đầu chỉ đạo, thí điểm thì cách làm là quan trọng. Làm thí điểm thì phải làm nhanh, làm đến cùng, làm xong, dùng được, có hiệu quả thiết thực. Cấp trên phải khuyến khích, hỗ trợ cấp dưới làm thí điểm. Thí điểm thì phải đặt trọng tâm vào những nơi có thể tạo ra đột phá. Sau thí điểm thành công thì nhanh chóng nhân rộng, phổ cập ra toàn quốc. Giai đoạn phổ cập cần có mục tiêu cụ thể, tiêu chuẩn chất lượng và thời hạn rõ ràng. Đây cũng là giai đoạn đánh giá cán bộ đạt hay không đạt.

    Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ, trong đó 70% của quá trình chuyển đổi số là thay đổi và 30% là công nghệ. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, người đứng đầu có vai trò quyết định đối với sự thành công của chuyển đổi số. Người đứng đầu phải thực sự muốn làm, làm trực tiếp và thành thạo sử dụng. Theo nghiên cứu của McKinsey cho thấy, sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu sẽ làm tăng mức độ thành công của chuyển đổi số lên 1,6-1,8 lần, và mức độ thành công sẽ tăng lên 3,1 lần nếu chuyển đổi số có thêm kế hoạch rõ ràng và mục tiêu cụ thể.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 6.

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho 3 tập thể đã có thành tích xuất sắc đạt Giải thưởng ASEAN Digital Awards 2024 gồm: Công ty Cổ phần Galaxy Play, Công ty Cổ phần VinBrain và Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT;

    Để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, mỗi bộ luật của các ngành, các lĩnh vực cần phải có một chương về hoạt động của bộ ngành, lĩnh vực đó trên môi trường số. Không gian mạng đang ngày càng trở thành không gian hoạt động chính của con người. Đây là không gian mới, nhiều hoạt động mới, nhiều đổi mới sáng tạo đang diễn ra ở đây.

    "Hợp tác" là từ khóa quan trọng

    Bộ trưởng nhấn mạnh, trong thời kỳ chuyển đổi số, từ khóa quan trọng nhất là "hợp tác." Đổi mới sáng tạo là yếu tố quyết định vì không một doanh nghiệp, tổ chức nào có thể làm hết đổi mới sáng tạo, mà cần có sự hợp tác rộng rãi từ các doanh nghiệp, tổ chức khác. Do đó, các doanh nghiệp lớn cần tập trung tạo ra các nền tảng để hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể sáng tạo dịch vụ trên đó và thu phí từ những khách hàng này hơn là tự mình phát triển dịch vụ mới. Với cách triển khai như vậy sẽ giúp tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ. Các cơ quan báo chí và nhà xuất bản cũng cần chuyển mình thành nền tảng để mọi người viết báo, xuất bản sách, từ đó nâng mình lên một tầm cao mới.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 7.

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 03 cơ quan báo chí gồm Ban Thời sự (Đài THVN), Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Báo VietNamNet (Bộ TT&TT) và 06 cá nhân thuộc các cơ quan báo chí có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về ngành TT&TT.

    Muốn phát triển kinh tế số phải có hạ tầng số. Hạ tầng số là nền tảng cho mọi sự phát triển nên nền tảng này phải đủ, phải phổ cập cho toàn dân. Theo Bộ trưởng, hạ tầng số Việt Nam bao gồm: Hạ tầng viễn thông và Internet, Hạ tầng dữ liệu, Hạ tầng vật lý-số, Hạ tầng chuyển đổi số. Công cuộc lớn nhất của chuyển đổi số là số hóa mọi thứ của thế giới thực, mô phỏng nó, tạo ra ánh xạ 1-1, tạo ra sự tương tác giữa thế giới thực và thế giới số, tạo ra một không gian mới cho con người sống, làm việc. Đặc biệt có nhiều việc thực hiện trên môi trường số thì nhanh, toàn diện và hiệu quả hơn so với trong thế giới thực.

    Trong chuyển đổi số, khái niệm nghề nghiệp cần được mở rộng, định nghĩa lại vì không gian mạng là một không gian mới. Định nghĩa lại nghề nghiệp, lĩnh vực chính là mở rộng không gian hoạt động của mình. Việc của lãnh đạo một tổ chức, đơn vị chính là định nghĩa lại nghề của mình, mở rộng không gian hoạt động của đơn vị mình.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 8.

    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng chụp ảnh lưu niệm với các đơn vị, cá nhân được khen thưởng

    Cuối cùng, Bộ trưởng nhấn mạnh, một tổ chức muốn đi xa, muốn lớn lên được thành một tổ chức vĩ đại thì phải có tư tưởng, lý luận dẫn lối. Việc nhỏ, việc trung bình, việc không đặc biệt thì không thấy cần có lý luận. Ra quyết định lớn, đặc biệt, khác biệt, độc đáo, chưa ai làm thì sẽ thấy lý luận như một chỗ dựa, như một bộ lọc để ra những quyết định loại này.

    Lần đầu tiên một tác giả nổi tiếng thế giới viết sách dành riêng cho Việt Nam

    Tại Hội nghị, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành đã giới thiệu cuốn sách "Tóm lược Chuyển đổi số - Chiến lược & Lộ trình" của tác giả David L. Rogers.

    David L. Rogers được nhìn nhận là tác giả nổi tiếng nhất viết về chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số doanh nghiệp. Ông đã viết 02 quyển sách về chuyển đổi số với tổng cộng 800 trang, xuất bản năm 2016 và năm 2023. Nhằm tạo điều kiện cho độc giả Việt Nam tiếp cận với những nội dung, cách triển khai về chuyển đổi số của một tác giả hàng đầu thế giới với nội dung cô đọng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã thuyết phục và tác giả David L. Rogers đã đồng ý rút gọn quyển sách còn 200 trang. Đây là ưu ái dành riêng cho Việt Nam, cho Bộ TT&TT.

    Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024- Ảnh 11.

    Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành giới thiệu cuốn sách "Tóm lược Chuyển đổi số - Chiến lược & Lộ trình" của tác giả David L. Rogers.

    Đây có thể coi là quyển sách đầu tiên trên thế giới, của tác giả đầu tiên trên thế giới viết riêng cho Việt Nam. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức về triển khai chuyển đổi số có thể áp dụng ngay lập tức cho doanh nghiệp, tổ chức. Quyển sách này là niềm tự hào của ngành Xuất bản Việt Nam, là kết quả của nhiều nỗ lực từ Nhà Xuất bản TT&TT, Học viện quản lý PACE và tác giả David Rogers.

    Thông qua việc xuất bản cuốn sách rút gọn này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã truyền tải một thông điệp, đó là: Việt Nam nên làm những điều thế giới chưa làm và hãy tự tin tham gia với vai trò dẫn dắt.

    Tại Hội nghị, ghi nhận và tôn vinh đóng góp của các tập thể và cá nhân trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 2 tập thể thuộc Bộ đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2023 của Bộ TTTT gồm: Vụ Pháp chế và Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

    Bộ trưởng cũng đã trao tặng Cờ thi đua của Bộ cho 11 tập thể có thành tích xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ TT&TT năm 2023;

    Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 3 tập thể đã có thành tích xuất sắc đạt Giải thưởng ASEAN Digital Awards 2024 gồm: Công ty Cổ phần Galaxy Play, Công ty Cổ phần VinBrain và Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT;

    Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 03 cơ quan báo chí gồm Ban Thời sự (Đài THVN), Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Báo VietNamNet (Bộ TT&TT) và 06 cá nhân thuộc các cơ quan báo chí có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về ngành TT&TT.

    Hoàn thiện thể chế ngành TT&TT

    Trong 6 tháng đầu năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển ngành:

    - Chính phủ ban hành 04 Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia, chữ ký số, hoạt động thông tin cơ sở, quản lý đầu tư công nghệ thông tin và 01 Nghị quyết về chương trình hành động thực hiện Kết luận 57-KL/TW về công tác thông tin đối ngoại.

    - Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 Quyết định phê duyệt các quy hoạch, chiến lược quan trọng như Quy hoạch hạ tầng TT&TT, Chiến lược dữ liệu quốc gia, Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số... và 02 Chỉ thị về bảo đảm an toàn thông tin mạng.

    - Bộ TT&TT ban hành 08 Thông tư liên quan đến các lĩnh vực quản lý chuyên ngành và trình Chính phủ 02 hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, 08 Nghị định, 06 Đề án và 02 Kế hoạch quan trọng khác.

  • Tác giả: Giang Phạm
  • Nguồn tin: mic.gov.vn
  • © 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Tổng truy cập:
    Thiết kế bởi: - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Chứng nhận tín nhiệm mạng